Xem Nhiều 4/2024 # Xuất Khẩu 2017 Chờ Tín Hiệu Thị Trường # Top Yêu Thích

Nền kinh tế thế giới còn khó khăn, thị trường thu hẹp đã tạo áp lực khiến XK của Việt Nam không đạt được mục tiêu 10%. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) đã chia sẻ về tình hình hình XNK của Việt Nam trong năm 2016.

Chỉ còn vài ngày nữa là khép lại năm 2016. Xin ông cho biết những thành tựu nổi bật trong hoạt động XNK của Việt Nam từ đầu năm đến nay?

Nếu nhìn trong một quá trình thì hoạt động XNK của Việt Nam đang có sự tăng trưởng rất ổn định, theo mạch mà chúng ta đã giữ được từ những năm trước đây. Dự kiến, kim ngạch XK cả năm 2016 ước đạt 176 tỷ USD, trong khi NK ước đạt 174 tỷ USD.

Về cơ bản, có thể thấy rằng, cơ cấu XK vẫn đang duy trì theo tỷ lệ sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 80%, còn lại 5% là thuộc về các sản phẩm nông sản, 5% thuộc về nhóm nhiên liệu, khoáng sản. Trong năm 2016 cũng không có những biến động lớn về XNK, trong một số ngành hàng có thể có nhưng nhìn chung diễn biến đều tốt và đóng góp vào sự duy trì ổn định của các chỉ số chung của nền kinh tế.

So với mục tiêu 10% đặt ra từ đầu năm thì XK năm nay đã không đạt như kỳ vọng. Ông có bình luận gì về kết quả này?

Kim ngạch XK năm 2016 đạt khoảng 8%, đây là sự tăng trưởng lớn nếu đặt trong bối cảnh tăng trưởng về XK của các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… đang giảm sút. Do vậy mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn được coi là tích cực.

Tuy nhiên so với con số 10% chúng ta đặt ra từ đầu năm thì vẫn còn một khoảng cách.

Tất nhiên, bên cạnh các con số thuần túy thì chúng ta phải nhìn nhận giá trị chất lượng đằng sau những con số đó. Những con số về giá trị XK như hiện nay đã thể hiện việc tiêu thụ tốt nông sản cho bà con, tạo thêm công ăn việc làm cho các DN trong khối sản xuất công nghiệp.

Sang năm 2017, hoạt động XNK của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì?

Trong năm 2017, Việt Nam sẽ có một số cục diện mới. Ngoài Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang phụ thuộc vào sự phê chuẩn của Mỹ thì còn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam- EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. Đây cũng là những hiệp định thương mại có ý nghĩa quan trọng tương đương như TPP, và chúng ta cũng phải có một sự chuẩn bị để điều chỉnh hoặc tận dụng các lợi ích khi các hiệp định bắt đầu có hiệu lực.

Ở một góc độ khác, bên cạnh việc mở rộng thị trường chúng ta cũng phải chú trọng đến việc điều chỉnh các ngành hàng mà chúng ta có lợi thế trên bản đồ thế giới. Ví dụ cách đây 5 năm, không thể nghĩ được rằng Việt Nam sẽ là một điểm sáng trong làng công nghệ hoặc cơ sở để sản xuất điện thoại di động như bây giờ, do đó, chúng ta phải xác định lại các ngành hàng và phát triển các ngành hàng mà chúng ta có lợi thế.

Đặc điểm thứ hai là trong thời điểm hiện nay, không có sản phẩm nào Việt Nam có thể sản xuất từ đầu đến cuối. Khi hội nhập kinh tế quốc tế để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, chúng ta phải chấp nhận chỉ làm một khâu trong một sản phẩm. Nhưng vấn đề là, chúng ta sẽ tham gia từ khâu nào để thu được lợi ích tối đa và mang về giá trị nhiều nhất.

Những khâu trong thương mại quốc tế đem lại giá trị lớn thường nằm ở khâu phân phối, thương hiệu, phát triển sản phẩm, đây là những khâu cuối, hạ nguồn. Còn những khâu sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, sản xuất cũng đem lại giá trị nhưng thường là thấp hơn, khả năng gia tăng giá trị cộng thêm không nhiều. Việc điều chỉnh tái cơ cấu các ngành kinh tế ngành sản xuất trong nước sẽ gắn rất chặt với chính sách về thương mại.

Ngược lại, chúng ta cũng thấy rằng, NK cũng có tác dụng tốt nếu nó đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế khi đời sống của chúng ta còn thiếu, đặc biệt là các nguyên liệu. NK cũng kích thích việc tái cơ cấu kinh tế để Việt Nam lựa chọn được các ngành kinh tế nào có giá trị gia tăng cao nhất để sản xuất.

Hiện nay, NK về cơ bản cân bằng với XK và góp phần đảm bảo chỉ số duy trì ổn định, đồng thời cũng hỗ trợ cho các DN có các hoạt động gia công, từng bước tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Báo Hải Quan)

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau