Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Biển Miền Trung: Nghiêm Cấm Người Dân Ăn Cá Chết

Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trưởng tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo qui định để hạn chế gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác biển và cá nuôi… – Bộ NN&PTNT chỉ đạo.

Trước tình trạng cá biển chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, rải khắp các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, TT-Huế… Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ này phối hợp với Bộ NN&PTNT và Sở TN&MT các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.

 Cá đồng loạt chết tại nhiều vùng biển miền Trung.

Cá đồng loạt chết tại nhiều vùng biển miền Trung.

Thực hiện chỉ đạo, từ ngày 20/4, một đoàn công tác của Tổng cục Môi trường do Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tài dẫn đầu cùng các thành viên Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm và Trung tâm Quan trắc môi trường đã có mặt tại các tỉnh xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt.

Theo nguồn tin trên, một trong những địa phương mà đoàn công tác đặc biệt chú ý đó là KCN Vũng Áng, nơi có hàng loạt nhà máy công nghiệp của Formosa (Đài Loan), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam… đang hoạt động.

Trao đổi với PV Dân trí trưa ngày 21/4, một cán bộ tại Phòng Quản lý Môi trường, BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh cho hay, sau khi có mặt tại Hà Tĩnh, trong hai ngày 20-21/4, đoàn công tác của Tổng cục Môi trường và Cục quản lý Nguồn nước của bộ này đã tiến hành khảo sát thực trạng cá chết ở vùng biển Vũng Áng, lấy các mẫu nước, cá để tiến hành thí nghiệm. “Đoàn cũng đã tiến hành khảo sát cẩn thận các trạm quan trắc môi trường cũng như hệ thống xả thải của Formosa và Công ty Nhiệt điện Vũng Áng 1”- vị cán bộ này cho biết.

Tổng cục TNMT đã thị sát hệ thống xả thải nguồn nước ra biển của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.
Tổng cục TNMT đã thị sát hệ thống xả thải nguồn nước ra biển của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1.

Cũng theo vị cán bộ này, sau khi tiến hành khảo sát, thực tế tình trạng xả thải của các nhà máy tại KCN Vũng Áng, ngày mai, 22/4, đoàn công tác của Tổng cục Môi trường sẽ chính thức làm việc với lãnh đạo Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 để làm rõ những vấn đề liên quan đến môi trường, trong đó đặc biệt là việc sử dụng hóa chất cũng như việc xả thải nguồn nước từ các nhà máy ra biển.

Được biết, trong khi chờ kết luận cuối cùng của Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường về nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt, Sở NN&PTNT các tỉnh Miền Trung khuyến cáo các địa phương ven biển chỉ đạo người nuôi trồng thủy sản kiểm tra chặt chẽ các yếu tố môi trường nước, tạm dừng lấy nước vào ao nuôi cho đến khi không còn hiện tượng cá chết ven biển. Đồng thời, yêu cầu người dân không tiếc rẻ lấy cá trong vùng cá chết để ăn, đề phòng hiện tượng ngộ độc có thể xảy ra.

 Sở NN&PTNT các tỉnh nơi xảy ra cá chết đồng loạt tạm dừng lấy nước vào ao nuôi cho đến khi không còn hiện tượng cá chết ven biển.

Sở NN&PTNT các tỉnh nơi xảy ra cá chết đồng loạt tạm dừng lấy nước vào ao nuôi cho đến khi không còn hiện tượng cá chết ven biển.

Quảng Trị: Gần một tuần gom được 30 tấn cá chết!

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, kiểm tra tình hình cá chết hàng loạt
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, kiểm tra tình hình cá chết hàng loạt

Đó là số liệu thống kê sơ bộ của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Trị về số lượng cá chết dạt vào bờ biển tại địa phương này trong mấy ngày vừa qua.

Ngày 21/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cùng đoàn công tác của Sở NN-PTNT, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã đi kiểm tra tình hình cá chết trên vùng biển tỉnh Quảng Trị.

Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân khiến cá chết có thể do ảnh hưởng môi trường bị ô nhiễm, bị độc tố làm cho cá yếu dần và chết.

Những ngày qua, ngư dân Quảng Trị đã gom được khoảng 30 tấn cá chết
Những ngày qua, ngư dân Quảng Trị đã gom được khoảng 30 tấn cá chết

Ông Nguyễn Trường Khoa, Phó Giám đốc Sở TN-MT Quảng Trị, cho biết, Sở đã lấy mẫu cá chết ở vùng biển này để tiến hành phân tích làm rõ nguyên nhân chính xác của hiện tượng trên; sau đó sẽ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan liên quan để có biện pháp xử lý, ổn định tình hình.

Các đơn vị chuyên môn lấy mẫu để tìm hiểu nguyên nhân
Các đơn vị chuyên môn lấy mẫu để tìm hiểu nguyên nhân

Trực tiếp tham gia kiểm tra tình hình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng đề nghị Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tập trung khoanh vùng cá biển chết, đề xuất UBND tỉnh biện pháp xử lý kịp thời, cùng với các địa phương tiến hành tuyên truyền, khuyến cáo bà con ngư dân không được hoang mang, không thu mua, không chế biến khi chưa xác định rõ nguyên cá chết.

Phối hợp với các ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình để nắm bắt tình hình, đồng thời tham mưu, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ các giải pháp để xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, các địa phương cấp thuốc, hướng dẫn bà con ngư dân xử lý tiêu hủy cá chết một cách đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chiều 21/4, Bộ NN&PTNT đã ra công văn hỏa tốc chỉ đạo Tổng Cục Thủy sản và các đơn vị thuộc Bộ lập đoàn công tác đến các địa phương để cùng địa phương lấy mẫu giám sát tìm nguyên nhân và tác nhân làm thủy sản chết hàng loạt 1 cách bất thường.

Công văn hỏa tốc của Bộ NN&PTNT
Công văn “hỏa tốc” của Bộ NN&PTNT

Trong khi chờ xác định nguyên nhân, để kịp thời xử lý khắc phục tình hình, Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh ven biển chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai thực hiện các nội dung:

Đối với việc xử lý cá chết: Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm dưới mọi hình thức; khẩn trưởng tổ chức thu gom cá chết và tiêu hủy theo qui định để hạn chế gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tuyên truyền để người dân yên tâm, không hoang mang, hướng dẫn người dân phân biệt cá chết bất thường với cá khai thác biển và cá nuôi; yêu cầu người dân không thu gom cá chết để tiêu thụ trên thị trường gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Trung ương lấy mẫu để xác định nguyên nhân: Cử cán bộ có chuyên môn liên quan phối hợp với đoàn công tác của Bộ NN&PTNT và các cơ quan Trung ương lấy mẫu, xét nghiệm xác định nguyên nhân cá chết, đề xuất các biện pháp khắc phục và thông báo kịp thời để người dân biết.

Thống kê thiệt hại, khôi phục sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Thống kê, báo cáo tình hình hải sản bị thiệt hại, thu gom, xử lý, trong đó có số lượng thủy sản nuôi bị thiệt hại.

Chủ động bố trí kinh phí địa phương để xử lý; áp dụng các chính sách để hỗ trợ khắc phục hậu quả theo qui định (nếu có).

Chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi các đối tượng thủy sản để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất lợi của môi trường nuôi; tạm thời chưa thả giống, không lấy nước vào bè nuôi, ao, đầm nuôi ven biển vùng bị thiệt hại trong khi chờ xác định nguyên nhân; chuẩn bị tốt con giống, vệ sinh lồng bè, ao đầm nuôi; chú trọng quan trắc môi trường và chất lượng nước kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trước khi cấp nước vào các ao, đầm nuôi thủy sản ven biển.

Nhóm Phóng viên

Theo Báo Dân Trí

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Biển Miền Trung: Nghiêm Cấm Người Dân Ăn Cá Chết tại chuyên mục Tin Tức, trên website Chuyên Cung Cấp Hải Sản Tươi Sống Giá Sỉ, Giá Rẻ Tại TpHCM - Cty Ông Giàu. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2837 / Xu hướng 2867 / Tổng 2897 Vụ cá chết hàng loạt tại biển miền Trung: Nghiêm cấm người dân ăn cá chết