Tình hình thủy hải sản Việt Nam đầu năm 2017 đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay trước sự thay đổi lớn của đất nước và nhiều vấn đề xảy ra. Sau đây là những phân tích cụ thể nhất về thị trường thủy sản Việt Nam.
Các thách thức đối với thủy hải sản Việt Nam năm 2017
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cơ cấu ngành hải sản của Việt Nam tính đến hết năm 2016 vẫn không thay đổi nhiều. Tôm vẫn là chiếm tỷ trọng cao nhất. Thị trường xuất khẩu có 5 khu vực được tập trung đó là: Nhật, Trung, Hàn, Mỹ, EU. Nhưng vào đầu năm 2017, theo dự đoán của các chuyên gia, thủy hải sản Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như sau:
– Hạn hán và xâm nhập mặn
– Giá sản xuất nguyên liệu của nước ta còn cao
– Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập khẩu
– Truyền thông đưa tin thiếu khách quan về một số thị trường tiêu thụ thủy sản
– Thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
– Bất cập tại một số quy định và thủ tục hành chính
– Áp lực cạnh tranh mạnh mẽ
-
Thủy hải sản Việt Nam gặp nhiều thách thức năm 2017
Trong khi Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn như vậy thì các nước đối thủ cạnh tranh về thủy hải sản như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái lan,…là ngày càng gia tăng sức ép lớn hơn về mặt cạnh tranh cả về sản lượng và chất lượng cùng quy mô, giá thành sản xuất, hay các chiến dịch xúc tiến thương mại. Sự cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải lo ngại trước tình hình thị phần của mình trong lĩnh vực thủy hải sản hiện nay.
Các chương trình phát triển thủy hải sản Việt Nam
Hiện nay, nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề các chương trình phát triển thủy hải sản Việt Nam. Vào ngày 16/09/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 1690/QĐ-TTg của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Các chương trình và đề án, dự án chủ yếu sẽ thực hiện gồm: Đề án phát triển nuôi biển đến năm 2020; Đề án phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020; Đề án đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá đến năm 2020; Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản đến năm 2020; Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu cá đến năm 2020; Đề án phát triển quản lý nghề cá cộng đồng; Chương trình bố trí lại khu dân cư và xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Đề án xây dựng lực lượng kiểm ngư đến năm 2020; Đề án phát triển nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2020.
-
Nhiều chương trình phát triển thủy hải sản Việt Nam được đưa ra trong năm 2017
Mặc dù đứng trước nhiều thách thức, tuy nhiên Việt Nam với các chương trình và chính sách phát triển ngành thủy hải sản vẫn sẽ còn những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm, cá
