Sóc Trăng: Khá Lên Nhờ Tôm / Lúa

Xã Hòa Tú 1 ở vùng đất 6 tháng mặn – ngọt nối nhau, hồi nào thuộc loại nghèo nhất huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, đường đến đó đò giang trắc trở; nhờ tôm – lúa mà khá lên rất nhiều. Phó Chủ tịch UBND xã Trương Hoàng Khai cho biết, từ ngày mở ra nuôi tôm đời sống của người dân mới đỡ vất vả hơn trước.

 Mô hình tôm - lúa thích hợp để mang lại hiệu quả cao

Mô hình tôm – lúa thích hợp để mang lại hiệu quả cao

Hiện nay, gia đình ông Khai vẫn sản xuất tôm – lúa với 2 ha, riêng nuôi tôm cả sú lẫn thẻ chân trắng một năm lời hơn 100 triệu đồng. Diện tích đất tự nhiên của xã 3.156 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm năm 2016 là 2.896 ha, hầu hết nuôi tôm thẻ chân trắng quảng canh cải tiến thả mật độ gần 30 con/m2, thu 7.467 tấn. Có 1.585 ha ruộng cạn, sau nuôi tôm là sạ lúa (1.432 ha lúa đặc sản), năng suất bình quân 6,5 tấn/ha, tổng sản lượng 10.302 tấn.

Ở ấp Hòa Đê đã ra đời HTX Nông ngư Hòa Đê có 61 thành viên với 73 ha tôm – lúa, sản xuất theo tiêu chuẩn sạch: không dùng hóa chất, kháng sinh. Giám đốc Mã Văn Hồng giới thiệu, các thành viên tuyệt đối không dùng hóa chất và kháng sinh từ năm 2013, chỉ sử dụng men vi sinh và khi tôm nhiễm bệnh thì dùng tỏi để trị. Mùa khô nuôi tôm và cá, còn mùa mưa làm lúa cũng không sử dụng thuốc hóa học, không cả cày bừa đáy ao.

Giám đốc Hồng mở sổ đọc kết quả sản xuất của HTX trong năm 2016. Tổng diện tích 73 ha: nuôi tôm thẻ chân trắng 45 ha, tôm sú 18 ha, và vụ lúa sạ 29 ha. Nuôi tôm thẻ chân trắng thả giống mật độ dưới 30 con/m2, nuôi 2 vụ thu 76,8 tấn; tôm sú thả mật độ 10 – 13 con/m2, nuôi một vụ thu 13 tấn. Lúa thu 188 tấn. Tất cả đều có lời, cả năm lời khoảng 2,7 tỷ đồng. Chưa kể các loại cá nuôi xen trong ao và rau màu trồng trên bờ thu cũng khá. Riêng ông Hồng có 2,7 ha tôm – lúa, thu 3 tấn tôm, 7 tấn lúa, lời 230 triệu đồng “đủ nuôi hai đứa con đi học và lo cửa nhà”.

Trong năm 2016, thành viên HTX thu lời cao nhất là vợ chồng ông Trần Văn Chính, gần 70 tuổi. Với 3,2 ha, vợ chồng ông thu được 4,2 tấn tôm, 8,5 tấn lúa; tổng lời 250 triệu đồng.

Để đi tới việc sản xuất khá ổn định hiện nay, bà con trải qua quá trình dài phấn đấu. Từ các hộ chí thú làm ăn tích lũy kinh nghiệm, năm 2009, họ thành lập tổ hợp tác có 16 thành viên với 28 ha tôm – lúa. Dần dần phát triển cả về kỹ thuật và quy mô để HTX ra đời hai năm nay.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, ông Trần Quốc Quang cho biết, khi bà con rành sản xuất không kháng sinh thì huyện hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Nhờ thế, năm nay, HTX ký được hợp đồng để Công ty Thủy sản Sạch bao tiêu tôm với giá cao hơn thị trường 5.000 – 7.000 đồng/kg.

Xã nghèo vùng sâu đi lên nông thôn mới là quá trình thay da đổi thịt không ngừng như cuộc sinh nở trải nhiều vật vã mà kỳ diệu. Bí thư xã Trần Tấn Nhanh vui vẻ: “Trước đây, nhà ngoảnh mặt xuống sông, nay có đường bê tông khang trang nên phải quay nhà ngược lên. Đường bê tông cho xe hai bánh đã lạc hậu với sự phát triển, sản xuất tôm – lúa đang đòi hỏi đường rộng hơn, ít nhất cho xe tải nhẹ thông thương hàng hóa. Đầu năm nay xã đã đầu tư mấy tỷ đồng mở rộng 4 con đường, một số con đường khác được quy hoạch cắm mốc, có vốn là mở mang đáp ứng nhu cầu phát triển.

Nguồn: Theo Thủy sản Việt Nam

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Sóc Trăng: Khá Lên Nhờ Tôm – Lúa tại chuyên mục Tin Tức, trên website Chuyên Cung Cấp Hải Sản Tươi Sống Giá Sỉ, Giá Rẻ Tại TpHCM - Cty Ông Giàu. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2905 / Xu hướng 2935 / Tổng 2965 Sóc Trăng: Khá lên nhờ tôm – lúa