Xem Nhiều 4/2024 # Giảm Chi Phí: Con Đường Để Nuôi Tôm Công Nghiệp Đạt Mục Tiêu Lớn # Top Yêu Thích

Giảm giá thành trong ngành tôm nói chung và nuôi tôm thẻ, tôm sú công nghiệp nói riêng hiện đang là bài toán khó đối với cả người dân, doanh nghiệp và phương diện chính sách. Làm thế nào để giảm giá thành trong nuôi tôm vẫn luôn được đặt ra nhiều năm qua.

Thực trạng giá thành nuôi tôm cao đang làm giảm năng lực và mất những lợi thế cạnh tranh cơ bản của ngành tôm Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Các biện pháp mang tính kỹ thuật luôn được ưu tiên như một giải pháp quan trọng. Mặc dù vậy, hai trong số các yếu tố quan trọng là giảm giá thành bằng hạn chế rủi ro và nguồn tín dụng hỗ trợ người nuôi tôm vẫn chưa được tiếp cận nhiều.

ThS Phan Thanh Tịnh - Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Việt ÂuThực trạng giá thành nuôi tôm cao đang làm giảm năng lực và mất những lợi thế cạnh tranh cơ bản của ngành tôm Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Các biện pháp mang tính kỹ thuật luôn được ưu tiên như một giải pháp quan trọng. Mặc dù vậy, hai trong số các yếu tố quan trọng là giảm giá thành bằng hạn chế rủi ro và nguồn tín dụng hỗ trợ người nuôi tôm vẫn chưa được tiếp cận nhiều.

Giảm giá thành bằng hạn chế rủi ro

Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ rủi ro trong nuôi tôm công nghiệp (tôm thẻ và tôm sú) ở nước ta luôn ở mức từ 60% trở lên (trên tổng số lượng thả ban đầu). Vài năm trở lại đây, khi Việt Nam chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu thì con số này đã vượt ngưỡng 70%; thậm chí một số địa phương của ĐBSCL mức độ rủi ro lên đến gần 80%. Điều này dẫn đến giảm sản lượng, doanh thu của ngành tôm cũng như tình trạng người nuôi tôm lỗ nặng, vỡ nợ và bỏ nghề.

Không bàn đến nguyên nhân tôm chết, song với tỷ lệ thành công thấp, người nuôi tôm hạch toán trên tổng chi phí của một vụ nuôi hay một năm tài chính cho cả tổng sản lượng thả thì tổng chi phí đầu tư ban đầu so với doanh thu sau thu hoạch là rất cao. Điều này dẫn đến chi phí nuôi tôm ở Việt Nam tính trên 1 kg tôm thương phẩm lớn hơn rất nhiều so với Thái Lan – đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực hay với Trung Quốc, Ấn Độ hay các nước châu Mỹ… Vì thế, việc giảm rủi ro trong nuôi tôm là biện pháp quan trọng để giảm giá thành và tăng lợi nhuận của người nuôi. Lợi nhuận, là vấn đề cốt lõi để người dân, doanh nghiệp tự tin đầu tư và phục vụ những chương trình dài hạn, mục tiêu lớn với ngành.

Người nuôi tôm khu vực ĐBSCL luôn kỳ vọng nếu tỷ lệ rủi ro ở mức dưới 40%, lợi nhuận của họ sẽ tăng lên đột biến. Nếu doanh nghiệp trực tiếp nuôi tôm, tỷ lệ rủi ro dưới 30% thì sẽ khó có ngành nào trong lĩnh vực nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận tương đương. Nếu người dân và doanh nghiệp nuôi tôm có thể đảm bảo được điều kiện trên, chắc hẳn mục tiêu xuất khẩu của ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 là 10 tỷ USD không quá khó.

Nguồn tín dụng từ đâu?

Thực trạng, những hộ nuôi tôm ở ĐBSCL hầu như không có vốn ban đầu nhưng họ vẫn oằn mình nuôi tôm vì kỳ vọng lợi nhuận cao. Song, không vốn, không nguồn tín dụng hỗ trợ, họ phải “tựa mình” vào nhà phân phối. Trong khi đây là nguồn tín dụng mà mức chi phí tài chính rất cao.

Tập quán của người nuôi tôm cả nước nhìn chung đang là mua tất cả các khoản đầu tư đầu vào, từ con giống, thức ăn, thuốc (chế phẩm sinh học, các chất cải tạo xử lý…), công cụ dụng cụ, thậm chí là cả chi phí điện bằng hình thức trả sau. Họ sẽ thanh toán các khoản này khi thu hoạch. Vì vậy, các nhà phân phối đã phải kê đơn giá bán cao hơn 50 – 120% so với giá nhập vào của các mặt hàng nói trên.

Theo tính toán, nếu người dân tự chịu rủi ro bằng nguồn tài chính có sẵn trong khoản đầu tư nuôi tôm và có nguồn tín dụng thanh toán khi phát sinh, họ sẽ tiết kiệm 20% chi phí đầu tư con giống; hạn chế được từ 15% chi phí thức ăn, giảm 40% chi phí về thuốc… Từ đó, góp phần làm giảm một nguồn chi phí lớn trong đầu tư và là cơ sở quan trọng để giảm giá thành trong nuôi tôm, nâng cao lợi nhuận, tăng sản lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường thế của ngành tôm Việt Nam nói chung.

Bên cạnh đó, đối với người nuôi tôm, nếu chủ động được nguồn tín dụng, họ sẽ tiếp cận được những lựa chọn tốt nhất về chất lượng từ con giống, thức ăn và các nguồn đầu vào khác, từ đó gián tiếp giảm được những rủi ro trong nuôi trồng. Vấn đề đặt ra là ai, cơ quan nào, chính sách nào, để người nuôi tôm cả nước có được điều đó?

ThS Phan Thanh Tịnh – Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Việt Âu

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau